Shopping Cart

Thành Tiền 0vnđ
Tổng Tiền 0vnđ

Kinh doanh võ thuật: Một vốn bốn... lỗ

21/03/2020
Tin tức

Cũng như một số môn thể thao khác, võ thuật TPHCM đang phát triển mạnh trong xu hướng xã hội hóa. Hàng loạt phòng tập ra đời đang phải đối mặt với vấn để lời lỗ trong hoạt động. Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn còn rụt rè và thiếu tính chuyên nghiệp

Vốn trốn lời. - Dạo một vòng qua các phòng tập võ thuật trên địa bàn TPHCM, chúng tôi dễ dàng nhận ra một điều: Phần lớn các phòng tập tư nhân đều do võ sư lâu năm đứng tên và trực tiếp huấn luyện. Ít ai dám bỏ tiền ra đầu tư phòng tập và thuê huấn luyện viên (HLV) về dạy.

 

 

Phần lớn các võ sư mở võ đường là vì đam mê, vì trách nhiệm đối với môn phái của mình hơn là chuyện mưu sinh. Võ sư Ngô Khắc Hoàng, chủ phòng tập bộ môn Aikido, Kendo, CLB Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1- tâm sự: “Nếu để làm giàu thì chắc không ai đầu tư vào môn võ bởi kiếm tiền trong nghề này rất khó khăn”. Điều võ sư Hoàng khẳng định hoàn toàn có cơ sở vì phòng tập của ông khai trương đã gần 3 năm nhưng vẫn chưa hoàn vốn. Tổng chi phí mà ông đầu tư khi mở phòng tập ngốn hơn 200 triệu đồng, nay chỉ mới thu hồi chưa được một nửa. Trong khi đó, học phí theo học ở đây vào loại cao nhất so với các phòng tập khác trên địa bàn TPHCM: 120.000 đồng/võ sinh/tháng. Đồng thời số lượng võ sinh theo học không phải là ít. Với mức phí đó, trung bình mỗi tháng ông Hoàng thu về 5 triệu đồng. Trừ tiền thuê sân, trả lương HLV, ông còn lại không đến 2 triệu đồng.

 

Tương tự như vậy, vợ chồng võ sư Lê Đình Long cũng có nhiều trăn trở khi bắt tay vào kinh doanh võ thuật. Năm 1998, vợ chồng ông vay ngân hàng 300 triệu đồng mở phòng tập võ cổ truyền bộ môn Tây Sơn Nhạn-Kim Kê, phòng tập hoạt động đến nay đã hơn 7 năm nhưng cũng mới chỉ trả nợ ngân hàng được một nửa. Võ sư Long hiện là HLV đội võ đối kháng Hội Võ cổ truyền TPHCM kiêm trưởng bộ môn Pencak Silat Q.1. Vợ ông là võ sư Nguyễn Thị Kim Loan là trưởng bộ môn Pencak Silat Q. Thủ Đức. Mở phòng tập, không thuê HLV, hai vợ chồng võ sư Long trực tiếp huấn luyện môn sinh, thời gian gần đây vợ chồng ông mở thêm hai bộ môn Pencak Silat và quyền Anh để cải thiện thu nhập. Nhưng ông Long cho biết vẫn không khá hơn được bao, nguồn thu chủ yếu vẫn là từ võ cổ truyền.

 

 

Tự đầu tư mở phòng tập thì gặp khó khăn, nhưng khi có người tài trợ cả vật chất lẫn chuyên môn thì tình hình có vẻ khả quan hơn. Phòng tập Taekwondo Việt Hàn của võ sư Hồ Tú Trinh là một thí dụ. Phòng tập của bà được ông Seong Seop người Hàn Quốc tài trợ từ đầu đến đuôi. Rộng gần 1.000 m2, phòng tập được trang bị đầy đủ mọi dụng cụ tập luyện, tổng chi phí hơn 450 triệu đồng. Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên của Liên đoàn Taekwondo thế giới, ông Seong Seop trực tiếp làm cố vấn kỹ thuật, huấn luyện cho phòng tập. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là một phòng tập đạt tiêu chuẩn và khang trang vào bậc nhất ở TPHCM. Với tinh thần thượng võ và mục tiêu phát triển phong trào là chính, phòng tập không đặt nặng vấn đề tiền bạc.

 

“Có thực mới vực được đạo”. - Rõ ràng việc kinh doanh võ thuật ở TPHCM đang hoạt động theo kiểu nghiệp dư. Trong thời đại mới, để phát triển võ thuật, bên cạnh đội ngũ HLV thì vấn đề tài chính cũng đóng vai trò rất quan trọng. Võ sư Nguyễn Văn Sen, Phó Chủ nhiệm CLB Võ thuật Vovinam (31 Sư Vạn Hạnh, P3, Q.10) góp ý: “Ở VN võ mới chỉ là “nghiệp” chứ chưa là “nghề”, chúng ta chưa thực sự mạnh dạn kinh doanh trong nghề võ, cần phải nhanh chóng thay đổi cách nhìn, phải làm sao để người võ sư, võ sinh bước vào môi trường võ thuật là yên tâm cống hiến và không phải bận tâm vì cơm, áo, gạo, tiền”. Từng đi du đấu nhiều nước trên thế giới, võ sư Sen được tiếp xúc với nhiều mô hình kinh doanh võ thuật nước ngoài, ông rất tâm đắc với mô hình phát triển võ thuật của Pháp và Đức. Ông cho biết thêm: “Họ tổ chức kinh doanh võ thuật với mô hình khép kín rất chuyên nghiệp, không chỉ thu lợi từ học phí, mà phát triển nhiều dịch vụ khác tạo nguồn tài chính như sản xuất đồ thể thao, dụng cụ tập luyện, nhận hợp đồng quảng cáo thương hiệu, hợp đồng tài trợ...”.

 

Bàn về vấn đề này, võ sư Ngô Khắc Hoàng cũng đồng tình: “Kinh doanh trong võ thuật là điều hoàn toàn bình thường và cần được khuyến khích. Ở nước ta, võ thuật xưa nay thường gắn liền với tính nhân văn, văn hóa dân tộc nên ngại nói đến chuyện tiền bạc. Điều này sẽ đẩy lùi nhịp độ phát triển của võ thuật. Trên thế giới, nhiều nước đã có các hình thức kinh doanh rất hiện đại, ví dụ dạy võ qua mạng Internet, liên kết giữa võ thuật và các loại hình du lịch. Từ đó, một mặt thu lợi nhuận, một mặt quảng bá võ thuật và văn hóa nước nhà”.

“Có thực mới vực được đạo”- Điều đó càng được thể hiện rõ trong hoạt động võ thuật.

 

 Bài viết từ 2004 của Báo Người Lao Động

#vophuc #dungcuvothuat

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đam Mê Võ Thuật: Cảm nhận và Truyền cảm hứng

Tại Shop Ailaikit, chúng tôi không chỉ đơn thuần là một cửa hàng cung cấp các loại võ phục và dụng cụ võ thuật, mà chúng tôi là những người đam mê võ thuật, với niềm đam mê mãnh liệt với môn Võ. Đây không chỉ là một môn thể dục mà còn là một lối sống. Chúng tôi tin rằng đam mê võ thuật có thể thay đổi cuộc sống của con người và tạo nên những giá trị vượt trội.

CHO THUÊ ĐỒ VÕ ( Võ Phục Vovinam màu xanh, Võ Phục Trắng...)

SHOP chuyên cung cấp Võ phục các môn võ như màu xanh ( Vovinam), Màu Trắng ( Taekwondo, Karate, Aikido..) cho quý văn nghệ sĩ biểu diễn sân khấu, đóng phim hoặc các trường trình Trường Học, Uỷ Ban Nhân Văn, Hội Phụ nữ

The Champion Tập 10 | TRƯƠNG QUỲNH ANH, DIỆP BẢO NGỌC màn so găng hấp dẫn | Bảo Anh, Ali Hoàng Dương

Cả hai vừa là diễn viên, phim tình cảm có, phim hành động cũng có luôn, sẽ đánh boxing như thế nào đây?

Sẽ có những sáng thức dậy bạn thấy đầu mình rỗng tuếch

“Có những lúc mọi thứ không như những gì ta muốn Thế giới này vận hành theo cái cách luôn ghì ta xuống” Sẽ có những sáng thức dậy bạn thấy đầu mình rỗng tuếch vô định, chẳng biết phải bắt đầu mọi thứ từ đâu.